TextBody

Hướng dẫn lắp đặt và phương pháp hàn ống PPR

07/08/2020

Phương pháp hàn ống bằng máy hàn

1. Các bước chuẩn bị

- Dụng cụ lắp đặt thông thường gồm có: Máy hàn, kéo cắt ống và giẻ lau sạch

- Bề mặt của ống và phụ kiện phải sạch sẽ không dính các chất bẩn.

- Đầu cuối của ống phải được cắt sạch sẽ và đúng góc. Nên cắt đầu ống khoảng 1cm để loại bỏ các rạn vỡ nhỏ có thể xảy ra do vô ý trong quá trình vận chuyển.

- Trước khi tiến hành hàn, cần kiểm tra thiết bị hàn có hoạt động tốt không và có đạt được nhiệt độ cần thiết không (nhiệt độ tốt nhất là 260 0 C).

Bước 1: Cắt ống vuông góc với trục ống, và lau sạch đầu ống đã cắt

Bước 2: Nung chảy bằng thiết bị hàn

- Trên mặt của máy hàn có hai núm điều chỉnh. Núm bên tay trái là núm điều chỉnh nhiệt độ, núm bên tay phải là điều chỉnh thời gian.

- Khi cắm điện vào thì sẽ báo cả 3 đèn: Đỏ, xanh, vàng. Điều chỉnh dần dần mũi tên về 260 0 C. Khi nhiệt độ đủ tiêu chuẩn để hàn thì đèn đỏ tự động ngắt. Núm bên tay phải điều chỉnh về thời gian thì phụ thuộc vào từng phi ống để ta đưa mũi tên vào vị trí thời gian đó (ví dụ ống phi 20 đưa mũi tên vào thời gian 4s, các phi ống khác điều chỉnh tương tự )

Bước 3: Lắp ráp

Cắm ống và phụ kiện vào nhau và giữ chặt, không xoay. Cần phải tuân theo thời gian nung chảy bảng dưới đây

Thời gian hàn chảy theo tiêu chuẩn  DVS 2207

Ống (mm)

Thời gian nung chảy (giây)

Thời gian hàn (giây)

Để nguội (phút)

20

5

4

2

25

7

4

2

32

8

6

4

40

12

6

4

50

18

6

4

63

24

8

6

75

30

8

6

90

40

8

6

110

50

10

8

2. Các điểm lắp đai treo và giá đỡ ống

Đai treo và giá đỡ ống giữ cho hệ thống thẳng hàng và nâng đỡ đường ống. Các điểm giá đỡ cần phải lắp đặt một cách chắc chắn để tránh gây rung lắc và tiếng ồn khi chuyển tải.

Khoảng cách giữa các điểm đỡ (theo cm)

Ống

20 0C

50 0C

80 0C

20

80

70

60

25

85

80

70

32

100

85

85

40

110

100

90

50

125

110

90

63

140

125

105

75

155

135

115

90

165

150

125

110

185

165

140

 

Video hướng dẫn: Phương pháp hàn và lắp đặt ống PPR:

Phương pháp thử áp hệ thống cấp nước

Công tác thử áp lực hệ thống cấp nước

a.      Yêu cầu chung

- Chiều dài đoạn thử từ 500m đến 1500m. Đoạn thử lắp đặt ống phải hoàn chỉnh kể cả gối đỡ và hố van, bêtông và vữa phải đảm bảo theo thiết kế
- Áp lực thử = 1,5 lần áp lực làm việc tối đa Ptest = 1,5Pw
- Ống phải dọn vệ sinh sạch sẽ và phải được kiểm tra trước khi bơm nước thử áp.


b. Công tác chuẩn bị thử áp lực:
- Việc kiểm tra hở, sửa chữa gioăng, mối nối khi áp lực thử hạ dưới mức nguy hiểm (2kg/cm2)
- Thiết bị và vật thử áp:
+ 02 bơm nước bơm ly tâm công suất 60-100m3/h
+ 01 bơm thử áp bằng piston có thể tăng được 12kg/cm2
+ Thùng định lượng chứa 200-500lít
+ 02 đồng hồ áp lực được kiểm định
+ 02 bích đặc + gioăng cao DN (1500-1800)
+ 06 kích 100T, 70 cục bêtông 2x1x1 làm hố thế (mỗi đầu 35 cục có thể thử áp lên đến 9kg/cm2), 02 cánh phai thép kích thước 5x5m dầy 2,5cm có hộp gân gia cường và nhiều vật tư khác như: thép đệm, bao tải cát, ống kẽm, ....

c. Các bước tiến hành thử áp lực
Tuỳ từng đoạn ống làm việc mà tiến hành thử áp lực ở các chế độ thử khác nhau: 2-4-6kg/cm2, 3-6-9 kg/cm2. Về nguyên tắc thử và quy trình thử đều giống nhau.

Xin giới thiệu quy trình thử áp lực ở chế độ 3-6-9kg/cm2 ống có đường kính DN 1600mm


+ Lắp đặt phụ kiện thiết bị trước khi đưa vào thử áp
+ Lắp đặt bu, bích bằng thép bịt đầu ống, thử áp lực giữa bu và ống 9kg/cm2
+ Đào hố thế đặt cục betông phản áp, lắp đặt cánh phai dàn tải, đặt 03 kích thuỷ lực dàn tải trên cánh phai thép (02 đầu 6 kích)
+ Hoàn thiện sàn thao tác, đầm hố thế, tăng kích, lắp đặt van xả khí, đồng hồ đo áp lực
Các bước thử như sau:
Bước 1: Kiểm tra lại toàn bộ các hệ thống thử áp và đường ống
Bước 2: Bơm nước vào đường ống và ngâm 24h để các gioăng nở dãn ra, nước bơm phải sạch, trong quá trình ngâm phải thường xuyên xả khí và bơm bổ sung
Bước 3: Tăng áp lên đến 3kg/cm2, khi tăng áp phải thường xuyên xả khí tăng kích kiểm tra đồng hồ áp lực kiểm tra hố thế ... để áp lực 3kg/cm2 30 phút, theo dõi đồng hồ nếu đồng hồ không giảm hoặc giảm ít hơn 0,2kg/cm2 thì thực hiện bước 4 nếu giảm nhiều hơn 0,2 thì trở về bước 1
Bước 4: Tăng áp lên 6kg/cm2 khi áp lực đạt ổn định 6kg/cm2 thì dừng bơm, trong giai đoạn này áp lực có thể giảm do co giãn nhiệt phải bơm bổ sung hoặc giữ theo thực tế theo dõi. Để áp lực 2h. Lượng nước bù không được lớn hơn lượng nước tính theo công thức dưới đây
Bước 5: Tăng áp lên 9kg/cm2 để áp lực này trong vòng 30p. Sau 30p nếu áp lực chỉ giảm không quá 0,5kg/cm2 thì co như đạt và tiếp tục bước 6. Nếu không đạt quay về bước 1
Bước 6: Giảm áp từ 9kg/cm2 về 6kg/cm2 và để áp lực trong 02h nếu áp lực không giảm hoặc giảm ít không quá 0,2kg/cm2 thì hạ áp lực hoàn toàn nếu giảm nhiều thì quay lại bước 5
Bước 7: Xả nước ra khỏi ống, tháo rỡ các thiết bị, dụng cụ thử áp


Công thức tính lượng nước bù: Q = (L*D*sqrt(Pt))/71,526
Trong đó:
Q: Lượng nước rò rỉ cho phép
L: chiều dài đoạn thử
D: đường kính trong của ống
Pt: áp lực thử nghiệm

PME
Vigracera
Thành Công
Viwaseen
Vinaconex
Evn
Petro